Hệ thú Hệ_động_vật_Anh

Cáo đen, sóc đỏ, chồn thông châu Âu là những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Anh do biến đổi khí hậu và săn bắt. Cáo đen là loài cáo hiếm trong tự nhiên, màu lông khác thường của loài động vật quý hiếm này có được là do đột biến gen gây ra. Theo thống kê, có khoảng 8% cá thể sống ở Canada và rất ít xuất hiện ở Anh. Cáo đen được ghi nhận là đã xuất hiện bên ngoài một căn hộ tại thị trấn Halifax, hạt Tây Yorkshire, Anh[2]. Chồn thông châu Âu là một loài chồn ăn thịt rất quý hiếm thuộc chi Chồn mactet, có kích thước của một con mèo, phổ biến ở xứ Wales, nước Anh. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức VWT kết luận loài chồn này đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20 do nạn săn bắt và mất đi môi trường sống phù hợp.

Ở Anh còn có loài sóc đỏ, theo điều tra của Ủy ban Lâm nghiệp ước tính chỉ còn khoảng 140.000 con sóc đỏ ở Anh, tuy nhiên số lượng sóc đỏ đã giảm hơn 50% trong vòng 50 năm qua do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, nỗ lực bảo tồn của chính phủ thất bại và cuộc chiến giữa Sóc đỏ với Sóc xám. Ở Anh còn có thỏ tuyết, hải cẩu xám trong hang động dưới biển[1] Ngoài ra còn có gấu trúc đỏ đầu tiên được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt, chào đời ở vườn thú Newquay, Cornwall, Anh[4].

Mèo rừng Scotland từng được xem là linh vậtbiểu tượng của núi rừng. Tuy nhiên, hiện nay chúng đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng do con người chặt phá rừng, can thiệp vào môi trường sống và một yếu tố đặc biệt khác làm giảm số lượng của loài mèo này chính là việc lai tạo giống với mèo nhà, sinh ra những cá thể con mang bộ gen pha trộn, không còn là mèo rừng thuần chủng nữa. Số lượng loài mèo này chỉ còn khoảng vài trăm con[2].

Chuột

Ở Anh có loài Chuột đồng nước là loài vật vô cùng nhanh nhẹn, có giống gốc ở Vương quốc Anh, lông chúng có màu vàng hoặc nâu, dưới bụng có một túm lông trắng. Các loại hạt, trái cây, mật hoa thậm chí cả côn trùng đều là thức ăn của chuột đồng. Trong những năm gần đây loài chuột này có nguy cơ bị suy giảm rất nhiều nguyên nhân do mất đi môi trường sống phù hợp và bị kẻ thù là cáo, chồn, mèo, quạ và cóc tấn công[2].

Hiện nay ở Anh đã phát hiện ra con chuột khổng lồ với chiều dài khoảng 1,2 mét, nặng 11 kg, nó nằm chết trong một bụi rậm gần sân chơi cho trẻ em ở phía đông London, Anh. Con vật này có thể là một con chuột túi Gambia và đã từng được nuôi làm thú cưng. Chuyên gia động vật học tin rằng đầy là giống chuột cỏ châu Phi, nó có thể đây là chuột cỏ châu Phi, thường được dùng làm thực phẩm, nhiều người bán thịt thú rừng ở chợ để kiếm lời. Tại London, thị trường tiêu thụ thịt chuột cỏ châu Phi phát triển rất mạnh những năm gần đây. Chuột cỏ châu Phi là đặc sản ở Ghana và thường được tuồn lậu bằng cách nhét vào vali và mang vào Anh quốc[5]

Đây là loài gặm nhấm rất thông minh và thường có kích thước lớn, từ đó dấy lên ỗi lo đáng sợ nhất với người dân London chính là tốc độ sinh trưởng và phát triển của những con chuột sẵn sàng lao vào tấn công cả chó. Việc phát hiện ra con chuột với kích thước khổng lồ này khiến nhiều người lo sợ rằng một ngày nào đó xứ sở sương mù có thể bị tàn phá bởi loài động vật gặm nhấm nguy hiểm này[6].

Hươu

Bài chi tiết: Hươu ở Anh
Hình chụp về một con hươu trong tình trạng hoang dã ở Tubney, Oxfordshire, Anh

Có 6 loài hươu đang sống tại Anh. Hoẵng và hươu đỏ là hai loài bản địa, còn 4 loài khác được đưa vào Anh từ thế kỷ 11. Hươu nước Trung Quốc là loài được đưa vào Anh muộn nhất. Chúng bắt đầu xuất hiện trong môi trường hoang dã từ thập niên 20. Loài hươu mới xuất hiện gần nhất là hươu nước Trung Quốc, chính thức được đưa vào tự nhiên trong thập niên 1920. Số lượng hươu tại Anh hiện nay đạt mức lớn nhất kể từ kỷ Băng Hà. Có khoảng 1,5 triệu con hươu đang sống trong môi trường hoang dã tại Anh. Do không có kẻ thù tự nhiên, chúng sinh sôi rất nhanh[7].

Hiện nay, số lượng hươu ở Anh nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ kỷ Băng hà cuối cùng. Sự vắng mặt của quần thể ăn thịt hươu tự nhiên đang tiếp tục gia tăng, đe dọa đa dạng sinh học và gây tai nạn giao thông và phá hoại mùa màng. Tình trạng đó dẫn đến nhiều vấn đề xấu đối với các vùng nông thôn. Hươu thường xuyên ăn cây cối trên các đồng ruộng. Hàng năm hơn 14.000 xe hư hỏng nặng và khoảng 450 người bị thương tại Anh do va chạm với hươu hoang. Chúng ăn hoa, chồi non, cây bụi trong các khu rừng khiến số lượng nhiều loài chim không thể sinh tồn. Tình trạng đó khiến mức độ đa dạng sinh học giảm, đồng thời làm xáo trộn cân bằng sinh thái[8].

Ở Anh còn có hươu trắng, ở khu bảo tồn động vật hoang dã RSPB Arne thuộc Dorset, một hạt ở Tây Nam nước Anh. Ngoài Dorset, hươu trắng đã từng xuất hiện ở Devon, New ForestHighlands, nước Anh. Con hươu trắng quý hiếm này xuất hiện cùng với đàn của mình, rất nổi bật bởi màu sắc khác thường và tỏ ra không mấy sợ hãi khi nhiếp ảnh gia hướng ống kính máy ảnh về phía mình, thậm chí có thời điểm, hươu trắng nhìn thẳng vào nhiếp ảnh gia không hề e ngại. Con hươu trắng cực hiếm này khoảng bốn tuổi, là thành viên của một đàn hươu khoảng 150 con, sinh sống trong khu bảo tồn.

Người ta tin rằng, có thể nó đã mắc hội chứng Leucism, một hội chứng làm mất sắc tố da và lông nhưng không ảnh hưởng đến mắt. Màu trắng khiến con hươu trở nên nổi bật và đẹp ấn tượng nhưng cũng mang đến nhiều hiểm họa cho nó. Hươu trắng là một sinh vật huyền thoại. Nhiều người tin rằng nếu giết hươu trắng thì tai nạn sẽ giáng xuống đầu họ. Người Celts cổ xưa tin rằng hươu trắng là sứ giả mang thông điệp từ một thế giới khác và những ai bắt gặp loài linh vật này sẽ được thay đổi cuộc sống vĩnh viễn. Trong tự nhiên, những lần bắt gặp hươu trắng rất ít, khiến cho sinh vật này ngày càng trở nên bí ẩn. Mỗi một lần xuất hiện, hươu trắng đều gây xôn xao, khiến nhiều người thực sự muốn săn tìm nó. Gạc hươu trắng được cho là có tác dụng tốt hơn hươu thường nên mặc dù được coi là động vật cực hiếm, chúng vẫn bị săn giết[9].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Anh http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/thi-anh/cac-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/anh-dac-sac-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/hu... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dong-vat-bie... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nhen-vang-xa... http://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ghe-ron-chuo... http://laodong.com.vn/sci-tech/can-canh-loai-sen-k... http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?New... http://infonet.vn/phat-hien-chuot-khong-lo-nang-11... http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/anh-doc-v...